Việc phòng chống tai nạn ở trẻ em đòi hỏi phải có sự phối hợp thật tốt giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc phòng chống đuối nước đối với trẻ em. Là một cô giáo dạy các bé 5A1 của trường Mầm non Trường Sơn tôi thiết nghĩ cần có các giải pháp phòng chống trực tiếp, thiết thực, hiệu quả tại những nơi có khả năng xảy ra đuối nước cho trẻ.
Các bậc phụ phuynh cũng đã biết. Đuối nước không chỉ ra ở sông, suối, ao hồ .... mà còn xảy ra ngay ở tại nhà, nơi làm việc... Vì thế các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có hiểu biết cách phòng và kỹ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.
Cần làm gì khi gặp tai nạn đuối nước:
- Nguyên nhân gây tử vong ở các trẻ bị đuối nước là suy hô hấp, vì vậy bước đầu tiên để sơ cứu đuối nước đúng cách chính là làm thông thoáng đường thở, cho trẻ thở oxy.
- Tìm cách tiếp cận và đưa lê bờ an toàn bằng cách ném phao hoặc một sợi dây để kéo trẻ. Luôn nhớ gọi những người xung quanh giúp đỡ, tuyệt đối không nhảy xuống cứu nếu không biết bơi.
- Sau khi tiếp cận được trẻ bị đuối nước, cần nâng đầu trẻ cao hơn mặt nước nhằm giúp trẻ hô hấp và bình tĩnh trở lại.
Trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức:
- Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt đất bằng phẳng trong tư thế đầu thấp. Nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.
- Quan sát lồng ngực của trẻ không còn di động cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi, thổi ngạt liên tục 2 lần.
- Trước đó, cần đảm bảo lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, người cứu hộ cần hết sức bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.
Các bé lớp 5A1 thực hành cùng cô kỹ năng phòng chống đuối nước. Khi thấy bạn của mình bị ngã xuống nước, các bé không tự ý nhảy xuống cứu bạn mà gọi người lớn cứu giúp