Ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, tôn trọng nó”Lứa tuổi Mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học hiểu nghĩa của từ, cách sử dụngtừ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết. Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuồi Mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 3 -4 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận ở độ tuổi mẫu giáo. Để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo.