1. Sốt xuất huyết là gì?
- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn có tên là Aedes aegypti đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành bệnh qua vết đốt.
- Đường lây do muỗi vằn đốt hút máu từ người bị bệnh truyền sang người lành.
- Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà. Muỗi vằn hoạt động hút máu vào ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm, chiều tối.
* Lưu ý: Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7,8,9,10. Cả người lớn, trẻ em đều có thể mắc sốt xuất huyết.
- Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn: Trứng => bọ gậy => lăng quăng => muỗi trưởng thành.
2. Nguyên nhân
Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:
- Do siêu vi rút Dengue gây ra
- Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người bệnh.
3. Các triệu chứng:
Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38-39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.

- Đau đầu, đau mắt.
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da.
- Chảy mũi cam
- Nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
Đối với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có dấu hiệu xuất huyết.

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn nhiều
- Xuất huyết niêm mạc
- Tiểu ít.
Các bậc phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm thấy các bé có những dấu hiệu cảnh báo trên phải đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để khám, chẩn đoán và xét nghiệm nội trú.
4. Cách phòng ngừa:
i
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng,, bỏ gậy.
+ Rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quang như chai lọ, ống bơ, túi bóng...., dọn vệ sinh môi trường xung quanh, lật úp các dụng cụ chứa nước chưa dùng đến.
+ Phối hợp với trạm y tế phun thuốc diệt bọ gậy và hóa chất diệt muỗi.
- Phụ huynh nên phòng chống muỗi đốt cho các bé bằng cách:
+ Mặc quần áo dài tay
+ Ngủ trong màn kể cả ban ngày, đêm
+ Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, vợt diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, mà tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị mắc bệnh nằm trong màn, tránh để muỗi đốt để lây lan bệnh cho người khác.
+ Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh sốt xuất huyết thì cần đưa ngay trẻ đến nơi cơ sở y tế gần nhất.